Hướng dẫn sử dụng tủ an toàn sinh học
Tủ an toàn sinh học là tủ thao tác kín trong phòng thí nghiệm, bảo vệ an toàn người sử dụng, mẫu thao tác và môi trường trước các tác nhân lây nhiễm sinh học. Ứng dụng trong y tế xét nghiệm, y học lâm sàng, sinh học phân tử, nuôi cấy, IVF. Nắm rõ hướng dẫn sử dụng tủ an toàn sinh học để đảm bảo an toàn trong thao tác và vận hành thiết bị với hiệu suất tối đa.
Xem thêm:
Tủ an toàn sinh học là gì ? cấu tạo tủ an toàn sinh học
Báo giá tủ an an toàn sinh học cấp 2
Hướng dẫn sử dụng tủ cấy vi sinh
Các nguyên tắc chung trong sử dụng tủ an toàn sinh học:
Cấu tạo chức năng tủ an toàn sinh học:
Tủ an toàn sinh học cấp 2 là loại tủ an toàn sinh học phổ biến nhất. Theo phân loại của CDC, sử dụng tủ an toàn sinh học cấp 2 để bảo vệ người thao tác trước các tác nhân lây nhiễm cấp BSL 2-3 . bảo vệ môi trường và bảo vệ mẫu vật. Người thao tác cần nắm vững về cấu tạo và dòng khí chuyển động trong tủ và các yêu cầu an toàn khi sử dụng tủ an toàn sinh học.
Dòng khí trong tủ an toàn sinh học cấp 2
- Dòng khí trong phòng làm việc đi vào (Dòng khí cửa trước – Inflow) được hút vào tủ an toàn sinh học tại các lỗ nhỏ phía trước bàn thao tác tại cửa làm việc. Tốc độ dòng khí Inflow cùng downflow (mầu xanh) đảm bảo không khí bẩn không lọt ra ngoài.
- Dòng khí thổi đứng xuống dưới (Downflow) có tác dụng như một lớp bọc vô trùng ngăn không cho không khí nhiễm bẩn từ mẫu lọt ra ngoài.
- Dòng downflow được hút xuống dưới bàn thao tác qua 2 bộ phận. 1 bộ phận cùng với inflow tại các lỗ hút phía trước. 1 bộ phận qua các lỗ thoát phía sau tủ. Sau đó khí downflow kết hợp với khí ìnflow vòng trở lại lên trên để đi qua màng lọc chính và tuần hoàn trở lại.
Yêu cầu duy trì sự ổn định dòng khí:
Sự nhiễu loạn dòng khí bên trong tủ có thể khiến mẫu thí nghiệm có thể bị lây nhiễm chéo hoặc giảm tác dụng ngăn chặn tác nhân sinh học. Do đó cần thiết đảm bảo sự ổn định dòng khí khi sử dụng tủ an toàn sinh học
Ổn định dòng khí downflow:
Dòng khí downflow bên trong tủ an toàn sinh học cần duy trì độ đồng dạng cao, do đó cần tránh nguy cơ tạo ra sự hỗn loại luồng không khí bên trong khi sử dụng tủ an toàn sinh học:
- Không để các vật dụng lên các lỗ hút khí trên mặt bàn thao tác
- Không nên đặt các thiết bị kích thước lớn gần nhau bên trong tủ.
- Cánh tay của người sử dụng cần chuyển động chậm rãi, tránh chuyển động quét ngang nhanh.
Độ cao cửa và tốc độ dòng khí Inflow:
- Dòng khí Inflow cùng downflow đảm bảo không khí bẩn không lọt ra ngoài
- Tốc độ dòng khí Inflow phụ thuộc độ cao của cửa mở khi sử dụng tủ an toàn sinh học.
- Độ cao mở cửa thấp sẽ giúp tốc độ dòng inflow cao, tuy nhiên có thể gây bất tiện cho người sử dụng.
- Mở cửa quá cao sẽ khiến tốc độ dòng inflow giảm làm giảm hiệu quả ngăn ngừa khi sử dụng tủ an toàn sinh học.
- Độ cao mở cửa hợp lý của tủ an toàn sinh học được qui định bởi mỗi nhà sản xuất. Thông thường là khoảng 15-20 cm.
Vùng thao tác tối ưu trong tủ:
- Vùng thao an toàn lý lưởng nhất là ở giữa tủ.
- Các thiết bị có thể tạo sol khí cần đặt ngay gần lỗ hút khí
- Vị trí thao tác không được quá gần các lỗ hút khí (khoảng cách yêu cầu tối thiểu 10 cm)
Yêu cầu an toàn và tránh lây nhiễm:
Bảo hộ an toàn
- Người sử dụng nên chuẩn bị găng tay sạch, khẩu trang sử dụng một lần và áo khoác phòng thí nghiệm khi sử dụng tủ an toàn sinh học. Găng tay nên dùng loại che kín cả cánh tay hay kéo dài tới tay áo.
- Cần chuẩn bị sẵn khăn sạch tẩm dụng dịch khử nhiễm đặt cạnh các thiết bị dụng cụ tạo sol khí như ly tâm, vortex mixter để sử lý nhanh các chất lỏng có thể rơi rớt.
Thao tác an toàn
- Khi bắt đầu đưa cánh tay vào tủ, cần giữ nguyên một lúc đảm bảo dòng khí đồng dạng cân bằng trở lại và không khí sạch sẽ loại bỏ các chất bẩn có thể có trên cánh tay và bàn tay.
- Bề mặt của tất cả các vật dụng và vật chứa phải được lau bằng chất khử nhiễm để giảm sự lây nhiễm trước khi được đặt vào tủ.
- Nếu có sự cố tràn vỡ hoặc rơi rớt trong quá trình sử dụng tủ an toàn sinh học, cần nhanh chóng lau chùi và khử trùng các bề mặt tiếp xúc với mẫu nhiễm nhằm ngăn chặn việc phát tán. Tất cả các vật dụng thiết bị trong tủ phải được khử trùng bề mặt trước khi đưa ra khỏi tủ kể cả trong trường hợp khẩn cấp.
Bố tri vùng làm việc và vật dụng trong tủ một cách khoa học
- Các dụng cụ phụ trợ như đĩa nuôi cấy, bình nuôi cấy nên được giữ bên ngoài tủ. Chỉ những vật dụng cần thiết cho công việc trước mắt mới được đặt trong tủ an toàn sinh học.
- Bố trí các vùng trong tủ tách biệt cho các vật tư sạch và bẩn. Sắp xếp vật tư để giảm tối đa sự di chuyển của các vật tư đã nhiễm bẩn sang khu vực đặt các vật tư sạch.
- Vật tư sạch nên xếp bên trái, vật tư nhiễm bẩn nên xếp bên phải, vùng thao tác ở giữa. Sắp xếp theo cách ngược lại đối với người thuận tay trái.
Tránh ngọn lửa bên trong tủ an toàn sinh học:
Dùng ngọn lử để tiệt tùng dụng cụ trong khi sử dụng tủ an toàn sinh học là gần như không cần thiết bởi môi trường bên trong tủ đã tiệt trùng. Tất cả các hướng dẫn sử dụng tủ an toàn sinh học của các nhà sản xuất đều khuyến cáo tránh sử dụng ngọn lửa bên trong tủ. Ngọn lửa có thể gây nhiễu loạn dòng khí trong tủ khi sử dụng tủ an toàn sinh học. Nhiệt độ cao có thể gây tổn hại hay gây cháy màng lọc HEPA. Thêm vào đó động cơ của tủ an toàn sinh học không phải là loại chống tia lửa. Sử dụng tủ an toàn sinh học cần tránh:
- Tránh sử dụng các hóa chất dễ cháy bay hơi mạnh đễ ngăn ngừa cháy nổ động cơ của tủ.
- Tránh sử dụng đầu đốt bunner để tiệt trùng dụng cụ cấy, có thể gây hư hại, cháy màng lọc HEPA hay cháy tủ.
- Nên sử dụng các dụng cụ que trang, kim cấy là loại đã tiệt trùng dùng một lần hoặc sử dụng thiết bị tiệt trùng que cấy loại lò điện hay hồng ngoại.
- Trong trường hợp thật sự cần thiết phải dùng ngọn lửa, nên sử dụng rất cẩn trọng. Nên sử dụng một ngọn lửa nhỏ dễ dàng tắt bật để có thể tắt ngay khi công việc hoàn thành. Đặt ngọn lửa gần lỗ hút khí trong tủ và trong khi đang bật ngọn lửa, cần lưu tâm tới các loại cồn hay chất lỏng dễ cháy ở cạnh ngọn lửa.
Xem thêm: Tủ an toàn sinh học cấp 2 LKLAB – Hàn Quốc
Hướng dẫn sử dụng tủ an toàn sinh học – các bước thao tác chuẩn
Bước 1: kiểm tra tủ an toàn sinh học trước khi sử dụng
- Tắt đèn UV nếu đang sử dụng. Đảm bảo cửa mở tại vị trí vận hành.
- Bật đèn huỳnh quang và bật quạt hút.
- Kiểm tra các lỗ hút, lưới hút khí, đặc biệt là các vị trí nằm sâu phía mặt sau của tủ. Đảm bảo không có vật cản lỗ hút khí. Đọc đồng hồ đo áp suất.
- Để tủ hoạt động không bị cản trở ít nhất mười lăm phút.
- Rửa cánh tay và bàn tay kỹ bằng xà phòng.
- Mặc áo khoác phòng thí nghiệm dài tay và đeo găng tay bó sát.
Bước 2: Khử nhiễm trước khi sử dụng
- Lau sạch các bề mặt bên trong và các thành của tủ bằng các chất khử trùng khác canxi hypochlorite hay iodorphor, lau lại bằng cồn 70% (EtOH) trong 5 đến 10 phút để tránh làm rỗ thép không gỉ. Sau đó để khô.
Bước 3: Đưa vật tư thiết bị vào tủ
- Chỉ đưa các vật tư thiết bị cần thiết cho quy trình vào tủ. Không đưa quá nhiều vật tư thiết bị vào tủ.
- Không làm cản trở các lỗ hút khí trước hay phía sau tủ.
- Không nên đặt các vật lớn gần nhau.
- Sau khi đã đưa hết vật tư vào tủ, chờ hai đến ba phút để làm sạch các tạp chất trong không khí từ khu vực làm việc có thể đi vào bên trong tủ và dòng khí ổn định trở lại.
Bước 4: Quá trình thao tác bên trong tủ an toàn sinh học
- Giữ tất cả các vật tư thiết bị có khoảng cách tối thiểu 10 cm so với cửa trước. Các thao tác với mẫu lây nhiễm cần đặt từ giữa tủ vào phía trong tính từ cửa.
- Phân chia khu vực cho các vật tư sạch và bẩn trong tủ. Sắp xếp vật tư để giảm tối đa sự di chuyển của các vật tư nhiễm bản sang khu vực đặt các vật tư sạch. Vật tư sạch nên xếp bên trái, vật tư nhiễm bẩn nên xếp bên phải, vùng thao tác ở giữa.
- Giữ tất cả vật tư nhiễm bẩn ở sát phía trong tủ.
- Tránh di chuyển nhanh các thiết bị, cánh tay nhanh quá mức hay ra ngoài cửa tủ.
- Tránh sử dụng các kỹ thuật hoặc quy trình làm gián đoạn dòng không khí bên trong tủ. Hạn chế tối đa di lại trong phòng hay mở cửa phòng thí nghiệm khi đang sử dụng tủ an toàn sinh học.
- Sử dụng que cấy, que trang, kim cấy loại đã tiệt trùng dùng 1 lần. Hoặc sử dụng thiết bị tiệt trùng que cấy bằng điện. Tránh sử dụng ngọn lửa.
- Nếu có sự cố tràn hoặc vỡ, rơi rớt trong quá trình sử dụng, nhanh chóng lau chùi và khủ trùng các bề mặt tiếp xúc với mẫu nhiễm nhằm ngăn chặn việc phát tán. Tất cả các vật dụng trong tủ phải được khử trùng bề mặt trước khi đưa ra khỏi tủ kể cả trong trường hợp khẩn cấp.
Bước 5: Làm sạch không khí bên trong sau khi sử dụng:
- Khi công việc đã hoàn thành, tiếp tục để tủ an toàn sinh học vận hành không bị tác động gì trong thời gian ba đến năm phút để làm sạch các tạp chất trong không khí trong tủ trước khi lấy vật tư thiết bị ra.
Bước 6: Lấy vật tư thiết bị ra khỏi tủ:
- Các vật dụng bị ô nhiễm dùng một lần, bao gồm cả găng tay sau khi sử dụng, nên được đặt vào trong hộp kín hay túi hấp tiệt trùng đặt bên trong tủ trước khi lấy ra
- Các vật tư thiết bị tái sử dụng đã tiếp xúc với mẫu nhiễm bẩn phải được khử trùng bề mặt trước khi lấy ra khỏi tủ.
- Tất cả các khay đựng hay thùng chứa mở phải được che phủ kín trước khi lấy ra khỏi tủ.
Bước 7: Khử nhiễm bề mặt sau khi sử dụng
- Lau sạch các bề mặt bên trong của tủ bằng thuốc khử trung hay chất khử trùng theo qui định. Sau đó là lau bằng cồn 70% để ngăn hư hại thép không gỉ và để khô.
Bước 8: Tắt đèn huỳnh quang và quạt hút
© npsc.vn
Báo giá dịch vụ thay màng lọc và sửa chữa bảo dưỡng an toàn sinh học vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH KHOA HỌC KỸ THUẬT NAM PHONG
Tel: (024) 322 020 66 (3 lines) Fax: (024) 322 02 065
Hotline: 0982 919 651 Email: sales@npsc.vn